GIẢI MÃ ĐỘ CỨNG CỦA NƯỚC LÀ GÌ ? CHỈ SỐ THẾ NÀO LÀ BẤT THƯỜNG?

Độ cứng của nước là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Nước có độ cứng cao có nguy hiểm không? Chỉ số độ cứng thế nào là bất thường? Hãy Cùng Mitsubishi Cleansui giải mã trong bài viết dưới đây!
 

I. Độ cứng của nước là gì?

Độ cứng của nước được quyết định bởi hàm lượng khoáng chất hòa tan trong nước. Nó không phải do một chất duy nhất mà do nhiều ion kim loại đa hóa trị hòa tan. Trong đó, chủ yếu là do các muối có chứa các thành phần ion Ca2+ và Mg2+ tạo thành. 

Độ cứng của nước là gì

Độ cứng của nước là gì?

 

 

Ngoài ra, một số tài liệu cũng định nghĩa độ cứng của nước là “thước đo” khả năng phản ứng của nước với xà phòng. Theo đó, nước có độ cứng cao sẽ cần nhiều xà phòng hơn.  

Độ cứng của nước thể hiện bằng miligam Canxi Cacbonat (CaCO3) trên một lít. Đơn vị đo độ cứng của nước là mg/ l. Căn cứ vào nồng độ Canxi Cacbonat, người ta chia ra: 

  • Nước mềm có nồng độ dưới 60mg/l.
  • Nước cứng vừa phải có nồng độ 60-120 mg/l.
  • Nước cứng có nồng độ 120-180 mg/l.
  • Nước rất cứng có nồng độ hơn 180mg/ l.

 

1. Nguyên nhân hình thành độ cứng của nước 

Nước có độ cứng là do hàm lượng lượng khoáng chất hòa tan. Đối với nước ngầm, các khoáng chất hòa tan xuất hiện do quá trình thấm ngấm qua đá vôi, đá phấn hay thạch cao. Đây là những loại đá có lượng lớn các ion Ca và Magie ở dạng hợp chất Carbonat, Hydro Cacbonat, Sunfat.

 

2. Cách xác định độ cứng của nước 

Để xác định độ cứng của nước, phương pháp chuẩn độ EDTA sẽ được áp dụng. Người ta sẽ tính toán hàm lượng Ca, Mg hòa tan trong nước thông qua việc sử dụng thuốc thử và dựa vào sự phản ứng của thuốc với nước. 

Hoặc đơn giản hơn, có thể sử dụng nhanh các máy đo độ cứng của nước đang được bán phổ biến trên thị trường. 

Độ cứng của nước có thể được nhận biết bằng mắt thường. Cụ thể đó là một số dấu hiệu dễ thấy như:

  • Khi đun nước có xuất hiện các mảng trắng trong ấm. Đây là đặc trưng của các nguồn nước có chứa khoáng, khi sử dụng nước sôi chúng ta chỉ cần gạn bỏ những cặn trắng này đi là được. 
  • Không có nhiều bọt xuất hiện sử dụng nước với các chất tẩy rửa.
  • Xuất hiện váng mỏng khi pha trà, pha cafe. 

 

3. Phân loại độ cứng của nước 

Người ta phân loại độ cứng của nước thành 2 loại: độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu.

  • Độ cứng tạm thời: Nước có độ cứng tạm thời, hiểu đơn giản là có thể sử dụng các biện pháp để làm mất tính cứng. Ngoài cation Ca2+ và Mg2+, trong nước cứng tạm thời còn chứa anion Cacbonat.
  • Độ cứng vĩnh cửu: Nước có độ cứng vĩnh cửu rất khó để làm mất tính cứng. Các biện pháp thông thường sẽ không hiệu quả. Nguyên nhân là do độ cứng của nước hình thành do các muối Sunfat và Clorua như MgSO4, CaCl2…Các muối này không kết tủa khi đun sôi. 
Icon Facebook