8 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THỦY SINH CẢNH AMANO TAKASHI
Amano Takashi là một trong những bậc thầy lớn nhất về thủy sinh cảnh không chỉ được ngưỡng mộ tại Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Rất nhiều fan của Amano đều mong muốn được học hỏi để có được một bể thủy sinh mang đậm phong cách 'thần tượng' của mình. Không chỉ như vậy, Amano chỉ qua sự giới thiệu, quảng bá bằng hình ảnh, sách..., đã lôi kéo khá nhiều người từ 'vỡ lòng' về thủy sinh cảnh trở thành hâm mộ, say mê và am hiểu về nó.
1. Sử dụng những loại cây có lá nhỏ:
Bể cá kiểu Amano đa phần là những bình nhỏ bất kể các bức hình chụp trong sách trông chúng có to như thế nào vì phần lớn chúng đều có thể tích dưới 120 lít. Hãy nghĩ đến các loại cây cảnh “Bonsai” và các bạn sẽ hiểu tại sao họ chủ yếu dùng những loại cây lá có màu sắc sặc sỡ được xắp xếp một cách cẩn thận để nhằm tạo ra những ảo giác về kích cỡ. Đó chính là lý do tại sao những loại cây như: Tân Đế Tài Hồng, Ráy Nana, Huyết Tâm Lan, Dương Xỉ Lá Kim...
2. Hãy bắt đầu từ loại bể cá không sâu có kích cỡ nhỏ:
Theo thiển ý của tôi, một chiếc bể cá có độ sâu 30cm-40cm chỉ cần tiếp nhận 1/4 mức ánh sáng để tạo ra cường độ ánh sáng cao trên lớp nền so với một chiếc bể có độ sâu 60cm - 70cm. Nhưng rất lấy làm tiếc, phần lớn các loại bể làm sẵn sản xuất hiện nay lại có xu hướng là “những bể cá” cao và thanh mảnh để thuận tiện cho việc ngắm cá cảnh. Bể cá của Amano là những loại bể Nông hơn và Rộng hơn để cho sự xâm nhập của ánh sáng được nhiều hơn đảm bảo cho sự phát triển của những cây cần có ánh sáng và làm tăng lên sự cảm nhận về độ sâu của các loại cây trồng trong bể. Những chiếc bể cá tuyệt đẹp của Amano đã chứng thực cho sự thành công này. Hãy tránh bất kỳ loại bể cá “Hình lục lăng”, có hình hình học phức tạp hoặc những chiếc bể cá có độ sâu hơn 45cm. Chui vào một chiếc sâu để trồng cây Glossostigma và bố trí lại cây cỏ ba lá sẽ trở thành một sự khó nhọc to lớn, thậm chí dù có đúng các loại dụng cụ dành để chăm sóc bể cá cảnh (assortment plant kits).
3. Hãy sử dụng nhiều ánh sáng hơn mà bạn nghĩ rằng mình sẽ cần:
Nói chung, ánh sáng huỳnh quang tiêu chuẩn được khuyến cáo là cứ tối thiểu 2 watt cho mỗi gallon (3,7 lít) nước. Độ sáng như thế này là tốt cho các loại bể cá tiêu chuẩn hình chữ nhật, dài (không phải cho những bể cá sâu; những bể cá đó cần nhiều ánh sáng hơn nữa để thực hiện cùng một công việc như vậy). Do các bóng đèn huỳnh quang tiêu chuẩn sẽ mất đi 1 nửa (1/2) cường độ ánh sáng của chúng sau 8 tháng, nên tốt nhất là hãy bắt đầu ở mức ít nhất từ 0,5 - 0,8 watt cho mỗi lít nước. Nếu các bạn có khả năng đầu tư chi phí lớn hơn “ánh sáng" đèn loại tiêu chuẩn thì có thể sử dụng loại Đèn Compact - loại đèn chiếu sáng tốt nhất, một giải pháp hấp dẫn nhất dành cho việc chiếu sáng các “bể nuôi trồng thủy sinh”. Các loại bóng đèn huỳnh quang compact sẽ duy trì được cường độ ánh sáng của chúng trong 14 đến 18 tháng so với các loại bóng đèn huỳnh quang thông thường - những loại bóng đèn sẽ bắt đầu bị mất dần đi cường độ ánh sáng sau 6 tháng.
4. Dùng loại bể nuôi ít cá:
Tôi xin giới thiệu sau đây về nguyên tắc 10%: Hãy để 10% lượng bio-mass (???) của bể cá của các bạn xuất phát từ các cơ thể sinh vật tiêu thụ thải ra (như cá, động vật thủy sinh) và 90% còn lại là từ cây. Việc này nhằm mục đích tạo ra và duy trì một bể cá cân bằng về ý nghĩa sinh thái - môi trường, đặc biệt nếu cá mà các bạn chọn là loại cá nhỏ ăn rêu; cá da trơn (otocinculus), cá Kiếm. Bể nuôi ít cá với phần lớn các loài cá ăn rêu là yếu tố quan trọng tạo thuận lợi trong tháng đầu tiên của thời gian tồn tại của một bể thủy sinh vì nó giữ được sự ổn định, đồng thời các bạn có thể chế ngự được sự bùng phát của rêu - tảo có hại. Việc cho thêm vào các loại tép ăn rêu kiểu Amano sau setup bể mới cũng là một chiến lược quản lý chăm sóc dài hạn tốt nhằm giảm thiểu sự tái xuất hiện của một số loại tảo. Tôi cũng xin đề nghị các bạn nên nuôi loại ốc sên hình kèn trompet của Malaysia (MTS: Malaysian Trompet Snails) trong bể của bạn bởi vì chúng không ăn cây khoẻ mạnh. Chúng chỉ ăn những lá cây đã chết hoặc đang chết và chúng đào bới lớp chất nền làm cho nó tươi tốt có nhiều chất dinh dưỡng giống như giun đất làm đối với đất trên cạn.
5. Dùng nhiều cát sỏi hơn nữa cho lớp chất nền:
Lớp chất nền các bạn đã lựa chọn cho bể cá có trồng cây cảnh cần phải được cân nhắc kỹ như việc chiếu sáng của bể cá. Nếu bạn không phải lo nghĩ về vấn đề tài chính thì có thể sử dụng viên nén đa vi lượng sản xuất sẵn. Họ đang có nhiều loại để lựa chọn rất hiệu quả tuy giá cả chẳng thấp mấy!!! Một loại vật liệu tăng cường cho lớp nền là đá ong Laterite (???) được pha trộn với 1/3 lớp cát/sỏi dưới đáy. Tôi thì lại thích trộn bùn sông với đá ong laterite và cho vào chung với cát lọc để làm lớp chất nền. Trong mấy tháng vừa qua tôi đã rút ra được kết luận rằng lớp chất nền bằng sỏi/cát có đá ong laterite là dễ làm nhất và ít gặp phải vấn đề về sinh rêu hơn là so với lớp chất nền hữu cơ.
6. Sử dung CO2 để làm tăng sự phát triển của cây:
Khí CO2 là một chất dinh dưỡng vĩ mô (macro-nutrient) cần thiết cho cây. Đây là một loại khí thải thường có hạn chế ở trong bể cá. Việc bơm khí CO2 vào trong bể cá sẽ làm tăng gấp 3 lần tốc độ phát triển của những loại cây dễ lớn và rất cần thiết cho sự phát triển của những loại cây khó phát triển nhất. Các bạn cũng có thể dễ dàng làm một chiếc máy tạo khí CO2 bằng Men DIY (DIY Yeast CO2 Generator) từ những dụng cụ gồm một chiếc chai 2 lít, hồ (keo) Goop, ống thổi khí (airline tubing), men và đường (Vấn đề này trên 4rom, bạn Vio đã có hướng dẫn khá cụ thể).
7. Chất lượng nước:
Hãy duy trì độ pH ở mức từ 6,5 – 6,8. Nước có độ pH cao cần phải được phân tích kiểm tra độ kiềm (Alkalinity) hoặc các loại muối có thể hoà tan khác (thường là cac-bon-nat can-xi hoặc bi-cac-bon-nat so-di-um nhưng man-gan – Mg – cũng có thể là một chất đóng góp vào đó). Nếu độ pH cao, lúc đó muối sẽ được giảm xuống hoặc kiềm được trung hoà bằng một loại phốt-phát không có gốc a-xít (non-phosphate based acid). Việc tăng lượng CO2 đã được bổ sung cũng là một phương pháp khác để chống lại những tác động của những loại muối hoà tan có độ pH đang tăng lên (pH-raising soluble salts). Độ pH của bể cá có trồng cây cần phải được duy trì ở mức giữa 6,5 và 6,8. Mức độ pH này sẽ cho phép việc tiếp nhận các vi chất dinh dưỡng của cây một cách hiệu quả nhất. KH và GH là hai phương pháp khác mà chúng tôi trình bày về độ cứng của nước trong bể thủy sinh. KH – là một tiêu chuẩn đánh giá độ cứng cac-bon-nat. Đặc biệt, độ cứng cac-bon-nat là đặc tính đối với sự cô đặc của bi-cac-bon-nat. ở trong cả nước ngọt và nước mặn, bi-cac-bon-nat là một bộ đệm (buffer) rất quan trọng. Bi-cac-bon-nat được hoà tan ở trong HCO3, CO3, CO2, H+, OH-, v.v...Nó sẽ làm ổn định và duy trì độ pH. Thêm vào đó, KH sẽ tác động đến khả năng hoà tan của khí CO2 (độ KH càng cao thì nó tiếp nhận càng nhiều khí CO2 để làm giảm nồng độ pH xuống). Mức độ KH cũng sẽ tác động đến việc cây trồng trong bể cá làm mất can-xi hữu ích cho sinh vật (biogenic decalcification). Mật độ KH tốt cần cố gắng duy trì là ở 40 dH. GH – là tiêu chuẩn đánh giá độ cứng do can-xi (Ca) và ma-nhê (Mg) tạo ra dưới dạng CaCO3 và MgCO3 (trái với độ KH chỉ để đo độ cứng được sinh ra do sự phân huỷ của HCO3). Tổng độ cứng được biểu thị qua sự cô đặc của tất cả hai loại ion Ca+ và Mg+, một tiêu chuẩn quan trọng về chất lượng nước. Các ion Ca+ và Mg+ được sinh ra từ sự phân huỷ của CaCO3 và MgCO3. Phần lớn cá và cây chỉ có thể tồn tại được trong những môi trường nước có độ GH lý tưởng. GH (General Hardness) có nghĩa là tổng độ cứng của nước. 10 dGH có nghĩa là cứ mỗi 100 ml nước cất có 1 mg/1 ô-xit can-xi.
8. Những sai lầm cần tránh (Some Newbie Mistakes to Avoid):
a. Không nên cho bổ sung nước trực tiếp chưa qua xử lý vào bể thủy sinh. Thậm chí nếu bể không có cá ở trong; thì cũng không bao giờ cho bổ sung nước trực tiếp từ vòi nước có chloramine vào trong bể. Chloramine làm chết cây trong bể thủy sinh. Trong 2 – 3 ngày đầu tiên khi cho chất chloramine vào bể, cây của bạn sẽ bắt đầu cho thấy những hư hại ban đầu dưới dạng “rữa dần”. Khi sử dụng nước, đầu tiên nên xử lý nước ban đầu trong một thùng chứa (để lắng) và sau đó mới cho nước vào trong bể.
b. Tránh thả loại cá da trơn plecostomus (plecostomus catfish) vào trong bể của bạn. Đồng thời cũng cần phải tránh phần lớn các loại cá vàng (goldfish), tôm (crawdads), các loại ốc sên lớn (large snails) và cua. Chúng sẽ ăn các loại cây trồng và tôm (crawdads) sẽ đào lớp chất nền của bể cá lên.
c. Đừng nên cho rằng thức ăn cho cá/các chất thải của cá có thể làm phân bón cho cây trồng trong bể. Có một loạt các loại chất dinh dưỡng trong thực phẩm cho cá và chất thải của cá không có mà cây lại cần có. Thêm vào đó, những thứ là phụ phẩm của cá lại không phải có một tỷ lệ thích hợp để có thể có ích cho cây. Một vấn đề quan trọng nhất đối với chất thải của cá đó là hàm lượng phốt-pho cao của chúng nên đã kích thích sự phát triển của rêu - tảo. Vì lý do này nên việc thay nước định kỳ là rất cần thiết trong việc duy trì sự phát triển tốt của cây và môi trường mạnh khoẻ chung của bể thủy sinh. Dưới đây là một lịch biểu thay nước cho một bể tiêu chuẩn có dung tích khoảng 200 lít.
Lịch biểu thay nước được giới thiệu:
d. Luôn bắt đầu (chơi) bể bằng việc trồng cây che phủ lớp chất nền. Đây là điểm quan trọng nhất. Hãy luôn bắt đầu chơi bể thủy sinh bằng việc trồng cây che phủ lớp chất nền. Điều này sẽ giúp cho bể cá đạt được một sự cân bằng bởi vì cây sẽ loại bỏ những chất thải có chứa chất ni-tơ nguy hại một khoảng thời gian dài trước khi một chu kỳ của khí ni-tơ quay trở lại hoạt động. Tốt nhất là nên bắt đầu một bể cá mới có trồng cây với nhiều loại cây có tốc độ phát triển nhanh khác nhau để chúng giúp cho việc khắc phục rêu - tảo (nếu có). Nếu không có sự cạnh tranh ban đầu này, rêu - tảo có thể sẽ chiếm được chỗ đứng ở trong bể cá một cách dễ dàng. Thêm vào đó, “tình trạng đầy vi khuẩn” dai dẳng có thể sẽ chiếm cứ chiếc bể cá cảnh mới của bạn đặc biệt nếu chất lượng bộ lọc không đảm bảo.
e. Loại bỏ những xáo động nước trên bề mặt ! Điều này rất quan trọng. Sự xáo động nước trên bề mặt quá nhiều sẽ giải phóng khí CO2 hoà tan ra khỏi nước. Hãy loại bỏ “đá vôi” (air stones) và các vòng sinh học (bio-wheels???) vì cả hai đều là thứ giải phóng ra khí CO2 hoà tan. Một sai lầm mà những người mới chơi bể hay mắc phải đó là việc họ cho rằng tất cả những “công nghệ xử lý nước thải” được dùng trong bể cá của họ là thực sự cần thiết trong các bể thủy sinh. Sự thật việc sử dụng nhiều loại "công nghệ" (các bộ lọc ướt-khô, các bộ lọc cac-bon) thường có mâu thuẫn với việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Chúng có thể làm tiêu hao rất nhanh hoặc lấy đi khí CO2 cần thiết cho cây.
f. Tránh sử dụng các loại bóng đèn quang phổ có ánh sáng không phù hợp. Những bóng đèn đang có nghi vấn đó là bóng đèn compact huỳnh quang loại 6700 Kenvin (Kenvin = đơn vị đo nhiệt độ theo hệ SI). Các bóng đèn chỉ làm cho cây đẹp, nhưng vấn đề là nó có xu hướng làm cho cây có lá màu đỏ sản sinh ra lá có màu xanh.