TÉP MŨI ĐỎ - DŨNG SĨ DIỆT RÊU HẠI
Tên gọi: Tép mũi đỏ, tép mũi dài, tép ma mũi đỏ, tép tê giác
Tên khoa học: Caridina Gracilirostris. Chúng thuộc chi Caridina trong họ Atyidea
Nguồn gốc: Chúng xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản, Indonesia, Madagascar. Chủ yếu tìm thấy ở các vùng nước lợ, rừng ngập mặn và đầm lầy.
Màu sắc: Trong suốt, đỏ, hơi vàng nâu.
Thức ăn: rêu, tảo, các loại thực vật nhỏ trong bể cá.
Kích thước: 3 – 4cm là kích thước tối đa của chúng. Tép mái thường to hơn tép đực do chúng có khoang ấp trứng lớn.
Nhiệt độ: 20 – 30*C
Độ PH: 4 – 8
Độ cứng nước: 6 – 13
TDS: 120 – 250
Tép mũi đỏ khá khó sinh sản trong điều kiện nuôi bình thường do chúng chỉ giao phối và sinh sản trong môi trường nước lợ. Tép trưởng thành sẽ đặt kích thước từ 3 – 4cm. Tép mái thường to hơn tép đực tương đối do bụng sẽ là khoang mang trứng. Một con tép mái trưởng thành có thể mang từ 30 – 50 quả trứng. Ấu trùng tép cần môi trường nước lợ để phát triển.
Tép mũi đỏ giá khá rẻ. Chúng được người chơi thuỷ sinh ưa chuộng và thường mua về để diệt rêu hại trong hồ cá. Thay vì dùng các thuốc diệt rêu, người chơi sử dụng tép. Làm như vậy sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng nước mà còn làm đa dạng sinh học hơn hồ thuỷ sinh nữa.