CÁ SÓC ĐẦU ĐỎ - CÁ MŨI ĐỎ ĐUÔI SÓC
Cá Mũi Đỏ (sóc đầu đỏ), một loài cá cảnh đẹp cho hồ thủy sinh, bể cá cảnh, cá mũi đỏ không có cùng dòng họ với cá mắt xanh nhưng chúng khá giống nhau về hình dạng và màu sắc chỉ khác ở chỗ một con mũi đỏ một con thì có cặp mắt xanh lơ.
Cá Mũi Đỏ còn có tên gọi khác là sóc đầu đỏ hoặc hồng thủ, tên tiếng Anh Red–nose tetra; Rummy–nose tetra, tên khoa học: Hemigrammus bleheri Géry & Mahnert, sống tự nhiên ở một số lưu vực sông Nam Mỹ đặc biệt là lưu vực sông Negro và Meta (Colombia và Braxin). Cá mũi đỏ thuộc bộ: Characiformes (bộ cá chim trắng); họ: Characidae (họ cá hồng nhung) nguồn cá chủ yếu là nhập từ nước ngoài.
Cá mũi đỏ – Sóc đầu đỏ
Cách nuôi cá mũi đỏ:
Cá mũi đỏ khi trưởng thành có chiều dài cá 5cm, cá sống ở tầng nước giữa trong bể thủy sinh, cá lên màu đẹp trong bể trồng cây thủy sinh có ánh sáng vừa, với một ít gỗ mục và lá cây khô phân hủy mô phỏng môi trường nước màu trà nhẹ và có tính axít ngoài tự nhiên. Thả nhóm từ 6 – 10 con. Cá thân thiện thích hợp nuôi chung với các loại cá hồ rong khác.
Cá rất nhạy cảm và bị mất màu khi môi trường nước có tính kiềm, chất lượng nước thay đổi đột ngột hoặc không phù hợp. Nước nuôi cá mũi đỏ cần đảm bảo các thông số sau (Nhiệt độ nước (C): 23 – 27, độ cứng nước (dH): 2 – 15, độ pH: 5,0 – 7,0
Thức ăn cho cá mũi đỏ: Cá ăn tạp từ trùng chỉ, bo bo … đến thức ăn viên
Cá mũi đỏ sinh sản: Cá đẻ theo nhóm và đẻ trứng phân tán, trứng dính vào giá thể như cây thủy sinh. Cá bố mẹ có tập tính ăn trứng.
Yêu cầu ánh sáng: Vừa
Yêu cầu lọc nước: Trung bình
Yêu cầu sục khí: Trung bình
Cá mũi đỏ – Sóc đầu đỏ