CÁ HỒNG KIM - CÁ ĐUÔI KIẾM

5.000 đ

Cá hồng kim rất khỏe trong hồ thủy sinh, cá mang màu đỏ rất đẹp, nổi bật trên nền xanh của cây thủy sinh.

CÁ HỒNG KIM - CÁ ĐUÔI KIẾM MÁI

5.000 đ

CÁ HỒNG KIM - CÁ ĐUÔI KIẾM TRỐNG

15.000 đ

10 CẶP HỒNG KIM - CÁ ĐUÔI KIẾM

180.000 đ

Mua trên shoppe

CÁ HỒNG KIM - CÁ ĐUÔI KIẾM 

Cá Hồng Kim có nhiều tên gọi như cá đuôi kiếm, cá hoàng kiếm… Nét nổi bật nhất chính là thanh kiếm dưới thùy đuôi của chúng, chiếc đuôi này không phải là vũ khí mà chỉ là vật trang trí giúp cá trống nổi bật hơn trong mắt những con cái mái.

1. Giới thiệu thông tin chung cá đuôi kiếm:

– Tên khoa học: Xiphophorus hellerii Heckel, 1848

– Bộ: Cyprinodontiformes (bộ cá sóc)

– Họ: Poeciliidae (họ cá khổng tước)

– Tên tiếng Việt khác: Hoàng kiếm; Đuôi kiếm.

– Tên tiếng Anh khác: Red swordtail; Green swordtail.

– Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 50, hiện đã sản xuất giống phổ biến trong nước

– Nguồn cá: Sản xuất nội địa

 


Cá hồng kim – đuôi kiếm trống

2. Đặc điểm sinh học cá hồng kim:

– Phân bố: Một số vùng châu Mỹ và châu Phi …

– Chiều dài cá (cm): 12 – 16

– Nhiệt độ nước (C): 18 – 28

– Độ cứng nước (dH): 9 – 25

– Độ pH: 7,0 – 8,3

– Tính ăn: Ăn tạp

– Phân bố: Châu Mỹ (trung và bắc Mỹ), châu Phi (Natal, Transvaal, và Namibia)

– Tầng nước ở: Mọi tầng nước

– Sinh sản: Cá đẻ con, mắn đẻ và dễ sinh sản. Cá hồng kim không sinh sản trứng rồi nở như cá lia thia ,mà sinh sản trực tiếp ra cá con. Dấu hiệu để biết cá mái sắp sinh là bụng cá mái to 2 bên .Thường cá thích đẻ vào ban đêm, đợt đầu tiên cá sinh sản khoảng 12-13 con, các đợt sau vài chục con, cá con được sinh ra màu vàng bơi lội khắp hồ, hay tựa vào nhánh rong. Hai ,ba ngày đầu không cho cá ăn vẫn sống, thức ăn cho cá con là trứng nước, hoặc bánh mì phơi khô đều tốt .
– Giới tính: Cá hồng kim có màu đỏ đậm, có cá lai giữa màu đỏ và đen. Cá trống khác cá mái là đuôi cá trống có phần đặc biệt: cá trống dài hơn cá mái ( do phần dưới đôi cá trống dài ra ,nhọn ) trông như một cây kiếm. Ngoài còn có cá song kiếm: trên dưới đuôi đều dài ra, trông rất uy.

 


Cá hồng kim – đuôi kiếm mái

3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá hồng kim:

– Thể tích bể nuôi (L): 100 (L)

– Hình thức nuôi: Ghép

– Nuôi trong hồ rong: Có

– Yêu cầu ánh sáng: Vừa

– Yêu cầu lọc nước: Trung bình

– Yêu cầu sục khí: Trung bình

Bể trồng nhiều cây thủy sinh và có không gian rộng vì cá hoạt động tích cực. Cá đực thường hay đánh nhau. Cá cũng thích hợp trong bể nuôi chung.

Cá khỏe, dễ nuôi, ưa môi trường nước hơi cứng và kiềm, ở môi trường nước mềm và axít cá dễ bị bệnh thối đuôi và nấm.

Lưu ý: 
Cá hồng kim rất khỏe trong hồ thủy sinh, khi cá đã khỏe thì sống rất dai. Cá hồng kim dễ bị bệnh nấm trắng do đó phải vệ sinh hồ thủy sinh thường xuyên. Loài cá này có tập tinh phóng nhảy ra khỏi hồ do đó mới lúc đầu chúng ta thả cá nên che hoặc đậy lại cho cá quen môi trường sống của hồ.

Icon Facebook