TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO TÉP (P2)

TÉP BỊ HOẠI TỬ CƠ 

Tép được chẩn đoán bị tình trạng này là việc thịt dưới vỏ bị trắng hoặc trắng đục, hiện tượng này gọi là bị hoại tử cơ. Hoại tử về mặt sinh học được hiểu là các mô tế bào bị chết. Kết quả là bị viêm và lây lan sang các mô xung quanh. Protein sinh ra do các tế bào bị phân hủy sẽ được thải ra. Và màu trắng hay màu sữa được nhìn thấy ở phần đuôi.



Chứng hoại tử mô cơ ở  Caridina



Chứng hoại tử mô cơ ở White Pearl shrimp
 

Nguyên nhân của hiện tượng hoại tử mô cơ:

  • Thông số nước không đúng (Incorrect water parameters)
  • Nhiễm khuẩn
  • Myxosporidien ( ký sinh trùng)

Bị stress do pH dao động lớn, thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy hòa tan đều có thể dẫn đến chết tế bào ở một số trường hợp. Việc xuất hiện sự đổi màu sang màu trắng sữa này thường khởi đầu ở vùng đuôi và lan truyền trong một vài ngày về phía đầu đến khi toàn bộ phần đuôi bị  trắng đục toàn bộ.

Điều trị:

Cách ly tôm bị nhiễm ngay lập tức, hoại tử cơ bắp có thể lây bệnh. Thay nước hàng ngày có thể giảm đi bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đã ảnh hưởng đến toàn bộ vùng bụng, việc chữa bệnh là không còn có thể, và  tép sẽ chết trong vòng một vài ngày.

Có thể dùng Baytril điều trị như đã nói ở trên.

Nói thêm về cách chữa của tôi, nếu phát hiện tép lù đù là có nguy cơ tép sắp bị bệnh này, tôi sẽ chuyển con tép đó sang một hồ khác có chất lượng nước ổn định hơn ( mấu chốt ở đây là tôi xác định tép bị không hạp nước), tuy nhiên việc này khá là cảm tính, cần phải có kinh nghiệm nhìn tép để chẩn đoán tép bị bệnh nặng chưa, vì nếu tép bị bệnh nặng thì không nên chuyển hồ vì có thể sẽ lây bệnh sang các con khác ( trong trường hợp xác định tép bị nhiễm khuẩn – xem kĩ lại phần Bệnh nhiễm khuẩn ở tép).

Kiểm tra thông số nước ở hồ nuôi, chắc chắn rằng các thông số là phù hợp với các dòng tép chúng ta đang nuôi, bao gồm nhiệt độ, pH, KH, GH, TDS, Ammonia, Nitrite, Nitrates, và hàm lượng oxy.

Icon Facebook